• Máy điều hoà
  • Bếp điện
  • Ấm điện
  • Máy nước nóng
  • Tủ lạnh
  • Máy giặt

Giải đáp thắc mắc

    • Remote Control không hoạt động (màn hình không hiển thị )?

      •  Kiểm tra pin
      • Khi thay pin mới vẫn không hiển thị nên xem hộp đựng  pin có bị nước axit trong pin chảy ra  làm hỏng nơi tiếp xúc ở 2 đầu pin.
    • Khi sử dụng nếu bỗng dưng máy lạnh không lạnh hoặc lạnh yếu thì làm sao để khắc phục tình trạng này?

      • Điều hòa không hoạt động, không lên nguồn.
      • Cài đặt nhiệt độ điều hòa quá cao
      • Điều hòa không đủ công suất với diện tích phòng.
      • Tấm lọc bụi trên dàn lạnh bị dơ, bẩn
      • Cửa mở ra vào thường xuyên.
      • Dàn nóng, dàn lạnh dơ, bẩn, lắp đặt chưa đúng cách
      • Điều chỉnh chế độ chưa đúng
    • Máy lạnh rò rỉ nước ở cụm lạnh là do đâu?

      • Máy sử dụng lâu ngày không vệ sinh dẫn đến nghẹt ống thoát nước.
      • Máy lắp đặt bị nghiêng sang 1 bên.
      • Độ ẩm trong phòng quá cao.
      • Ống dẫn cách nhiệt không tốt.
    • Bạn đang hoang mang không biết nên xử lý làm sao khi máy lạnh vẫn hoạt động bình thường nhưng ồn và kêu to?

      Máy hoạt động ồn, kêu to có thể gồm các nguyên nhân sau:

      • Máy tăng tốc khi nhiệt độ phòng chưa đạt
      • Kiểm tra vị trí lắp đặt cụm lạnh có thông thoáng hay không?
        Hạn chế lắp đặt cục nóng gần cửa sổ, cửa kính, cửa nhôm, đặt cục nóng trên bề mặt không bằng phẳng, rung lắc…
      • Cụm lạnh và cụm nóng quá bẩn sau thời gian dài sử dụng
      • Vị trí lắp đặt không cố định
    • Cánh quạt cụm nóng không quay, phải làm sao?

      • Do cài đặt chế độ ở điều khiển máy lạnh không đúng làm cho cánh quạt cụm nóng không chạy.
      • Khi nhiệt độ trong phòng đạt đủ nhiệt độ thì nhiệt độ trong phòng thì cụm nóng sẽ ngắt.
    • Máy lạnh đang sử dụng thường xuyên tự động ngắt, vậy phải làm sao để xử lý “căn bệnh” này?

      • Kiểm tra xem có đang cài đặt chế độ ở điều khiển máy lạnh ở chức năng hẹn giờ tắt / mở.
      • Dàn nóng lâu ngày không vệ sinh, Cục nóng bám nhiều bụi bẩn khi hoạt động quá nhiệt sẽ tự động ngắt.

      Chúng ta nên vệ sinh máy lạnh 3 – 6 tháng/ lần để giúp máy lạnh hiệu quả hơn.

      • Nguồn điện không ổn định cũng dẫn đến máy lạnh tự động ngắt.
    • Máy lạnh đột nhiên không có nguồn, phải làm thế nào để khắc phục?

      • Kiểm tra pin trên remote: bật tắt liên tục, nếu màn hình hiển thị chữ số mờ nhạt thì có thể remote hết pin.
      • Kiểm tra nguồn điện cấp cho máy lạnh đã được bật chưa?
    • Khi sử dụng, đột nhiên máy lạnh không nhận tín hiệu từ điều khiển từ xa?

      • Kiểm tra pin trên remote: bật tắt liên tục, nếu màn hình hiển thị chữ số mờ nhạt thì có thể remote yếu hoặc hết pin
      • Có vật cản từ remote đến cụm lạnh
    • Hóa đơn tiền điện đột nhiên tăng cao, hãy kiểm tra máy lạnh bằng một vài cách dưới đây nhé!

      • Máy quá dơ, bẩn khi sử dụng một thời gian dài mà không vệ sinh và máy sẽ hoạt động với công suất tối đa khi đó dòng điện (Ampe) sẽ rất cao có thể cao hơn so với qui định trên thông số của máy.
      • Vị trí lắp đặt dàn nóng (cụm nóng) không thông thoáng dẫn đến dàn nóng giải nhiệt không tốt khi đó máy sẽ hoạt động với công suất tối đa và dòng điện sẽ cao bất thường.
      • Phòng quá rộng: Người dùng nên chú ý vấn đề này nếu công suất máy không áp ứng được thể tích phòng thì máy sẽ hoạt động với một công xuất rất cao khi đó dòng điện có thể cao hơn so với qui định trên máy.
      • Nhiệt độ cài đặt trên điều khiển (Remote) ở chế độ cao ”TURBO” nên máy sẽ hoạt động ở chế độ cao nhất để đạt nhiệt độ cài đặt khi đó dòng điện sẽ cao nhất hoặc cao hơn so với qui định trên thông số của máy.
      • Điện áp quá thấp: Khi Máy Lạnh hoạt động với một điện áp quá thấp dưới 200 (V) thì điều hòa sẽ hoạt động hết công suất hoặc đang hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn bất thường khi đó dòng điện sẽ cao hơn so với qui định trên máy, nếu điện quá thấp trong một thời gian dài sẽ dẫn tới các động cơ, bo mạch sẽ bị hư hỏng do đó người dùng nên sử dụng Ổn Áp .
      • Điện áp quá cao: Khi Máy Lạnh hoạt động với một điện áp quá cao trên 220 (V) thì điều hòa sẽ hoạt động ở mức tiêu thụ điện năng sẽ cao nhưng khi đạt đến mức độ ổn định thì điện năng sẽ ít lại nhưng khi sử dụng Máy Lạnh với một điện áp cao trong một thời gian dài dẫn đến các động cơ, bo mạch sẽ bị hư hỏng do đó người dùng nên sử dụng Ổn Áp .
    • Cài đặt chức năng máy lạnh

      • Tham khảo sách hướng dẫn sử dụng kèm theo máy lạnh.
    • Máy lạnh hoạt động liên tục, tại sao vậy?

      • Máy lạnh quá dơ, bẩn làm giảm công suất hoạt động của máy và tốn nhiều điện hơn. Diện tích phòng quá lớn so với công suất hoạt động của máy lạnh.
      • Nắng chiếu trực tiếp vào phòng quá nhiều, ánh nắng mặt trời có thể làm nhiệt độ phòng tăng lên, do vậy, máy lạnh cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Không khí trong phòng phân bổ không đồng đều do hình dáng phòng, máy lạnh bị che khuất bởi đồ đạc, vật dụng khác…
    • Nguyên lý hoạt động của Máy Lạnh dòng máy Inverter & dòng thường

      • Máy lạnh Inverter là máy lạnh sử dụng công nghệ Máy Nén biến tần. Công nghệ này sẽ điều tiết dòng điện hoạt động, độ lạnh thông qua bộ vi xử lý trên Bo Mạch và hệ thống cảm biến thay cho công nghệ sử dụng Rơle, cảm biến của dòng máy lạnh thông thường . Các hoạt động của dòng máy Inverter sẽ khác hẳn với dòng máy thông thường, đối với máy lạnh thông thường mức tiêu thụ khá nhiều điện năng và ở một mức nhất định. VD: Người dùng điều chỉnh ở nhiệt độ 25°C máy sẽ hoạt động với một mức nhất định để đạt độ lạnh ±2°C hoặc hơn khi đó máy sẽ ngừng hoạt động khi nhiệt độ phòng tăng lên (thất thoát nhiệt) ở mức ±2°C hoặc hơn thì máy sẽ hoạt động trở lại như lúc ban đầu khi khởi động để bù lại nhiệt độ thất thoát, các thao tác tắt mở liên tục của máy sẽ ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của máy và tiêu hao điện năng rất nhiều…
      • Nguyên tắc hoạt động của dòng máy Inverter, khi khởi động máy các động cơ sẽ hoạt động ở mức thấp nhất để tiết kiệm điện (Dòng thấp) sao đó các động cơ sẽ bắt đầu tăng tốc dần lên (Dòng cao) với mức cao nhất (có thể cao hơn trên thông số của máy). Khi hệ thống làm lạnh đạt đến nhiệt độ yêu cầu nó sẽ không ngắt ngay như máy lạnh thông thường khác mà máy sẽ hoạt động ở mức thấp lại để tiết kiệm điện năng tiêu thụ đây là ưu điểm rất quan trọng của dòng máy Inverter do đó có thể đáp ứng được nhu cầu làm mát và đạt được nhiệt độ mong muốn của công nghệ biến tần của máy nén và hệ thống bộ vi xử lý trên bo mạch, khi đó sẽ tiết kiệm được 30% -> 60% điện năng tiêu thụ của người dùng.
    • Cánh đảo gió không thể điều chỉnh

      • Cánh đảo gió ( SWING ) không hoạt động: có thể bạn đang điều chỉnh chế độ HEALTH AIR, nếu bạn chọn chế độ HEALTH AIR sẽ không điều chỉnh được cánh đảo lên xuống. Bạn nên tắt chế độ HEALTH AIR trên điều khiển bằng cách nhấn 3 lần HEALTH AIR để thoát chế độ.
      • Cánh đảo gió hoạt động liên tục: có thể bạn đang cài đặt chức năng đảo liên tục. Bạn có thể tắt nó bằng cách nhấn nút SWING trên bảng điều khiển một lần, sẽ bật/tắt mở chế độ đảo liên tục.
    • Máy hoạt động thì hiển thị mã lỗi

      • Nguồn điện chập chờn, nguồn điện yếu hoặc quá cao
      • Do Kỹ Thuật Viên lắp đặt sai
    • Bếp đột ngột không gia nhiệt tiếp đồng thời có tiếng bi bi trong khi bếp vận hành

      • Nhiệt độ môi trường quá cao (đặt bếp gần thiết bị phát nhiệt)
      • Cửa thông gió của bếp bị chặn, không thông thoáng.
      • Đặt bếp ở nơi thoáng mát, tránh đăt gần những thiết bị phát nhệt.
      • Kiểm tra các của thông gió của bếp.
    • Nhấn nút nguồn lâu mà đèn không sáng

      • Công tắc, dây điện không bình thường, tiếp xúc nguồn không tốt.
      • Kiểm tra lại công tắc, dây điện và điểm tiếp xúc nguồn, nên kiểm tra bằng bút thử điện.
    • Bếp điện từ bật được bình thường nhưng không làm nóng dụng cụ đun nấu

      • Vật liệu chế tạo dụng cụ nấu không phù hợp.
      • Dụng cụ nấu không đặt đúng vùng nấu.
      • Cần kiểm tra dụng cụ đun nấu có thích hợp sử dụng với bếp từ hay không? Vì bếp từ khá là kén nồi nên không phải bất kỳ đồ đun nấu bằng chất liệu nào cũng sử dụng được, những chất liệu dùng để chế tạo dụng cụ đin nấu phải có từ tính (khả năng bắt điện từ). Để kiểm tra dụng cụ đun nấu có từ tính không, bạn hãy đặt một mẩu nam châm gần nồi, nếu nam châm bị nồi hút dính vào thì có nghĩa nồi đó sử dụng được với bếp từ.
      •  Điều chỉnh lại vị trí đặt dụng cụ đun nấu sao cho đúng với vùng nấu của bếp.
    • Mặt kính bếp bị vỡ có bảo hành không?

      AQUA có cung cấp các linh kiện của sản phẩm.

      Khách hàng vui lòng chuyển sản phẩm về trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.

    • Bếp từ phát tiếng bíp gián đoạn dài

      • Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chủ yếu là do bếp từ không nhận nồi hoặc kích thước nồi quá nhỏ, hoặc những loại nồi có đáy nhỏ hơn 1 nửa vòng từ của bếp khiến cho bếp không hoạt động được.
      • Bạn nên mua những loại nồi chuyên dụng cho bếp từ. Nếu nồi bạn mua không thể sử dụng cho bếp từ bạn có thể mua thêm kiềng có từ tính để có thể sử dụng được bếp điện từ.
    • Các lỗi khiến bếp hoạt động không bình thường

      • Nếu bạn không thể điều khiển được nhiệt độ của bếp hoặc chức năng tự động của bếp không hoạt động, có thể là do đáy nồi không bằng phẳng hoặc có vật cản giữa đáy nồi và bề mặt bếp, hãy thay nồi khác phù hợp hơn và loại bỏ vật cản.
      • Nếu bếp tắt đột ngột, bạn nên chờ quạt gió ngừng hẳn rồi mới bật lại bếp để tránh tình trạng máy hoạt động đột ngột. Ngoài ra, khi sử dụng bếp từ, nếu có bất cứ vấn đề nào mà bạn không thể giải quyết được, hãy mang sản phẩm đến những trạm bảo hành của AQUA để được hỗ trợ tốt nhất.
    • Ấm đun nước tự ngắt trước khi sôi

      • Do tạp chất hoặc cặn bẩn bám dưới đáy bình khiến cho rơ-le đo nhiệt độ bị hỏng hoặc nhầm lẫn giá trị đo khiến bộ điều khiển của ấm tự động ngắt nguồn.
      • Kiểm tra phía trong ấm đun để xem mức đóng cặn tạp chất. Làm sạch đáy ấm và thử lại xem ấm có hoặt động bình thường không.
      • Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn cần phải thường xuyên làm sạch đáy bình, làm sạch “mắt” rơ-le, tẩy các vết bám bẩn lâu ngày.
    • Nước trong ấm đã sôi, nhưng nguồn điện không tự tắt

      • Đóng nắp ấm không chặt
      • Bộ phận lọc ở miệng ấm bị lắp sai quy cách hoặc rơi ra khi đun nước
      • Kiểm tra nắp ấm và đóng lại cho đúng. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơ-le tự động ngắt nguồn điện, bộ phận này chỉ hoạt động với điều kiện nắp đã đóng kín.
      • Kiểm tra lại ấm và lắp lại bộ phận lọc để ấm hoạt động được bình thường
    • Nguồn điện đã được kết nối nhưng không thể khởi động ấm đun nước

      • Ấm đun có một số cảm biến, khi ấm không có nước hoặc quá ít nước, các cảm biến này sẽ ngắt nguồn điện
      • Do đun nước trong một thời gian dài khiến mâm nhiệt bị nóng quá mức, khi đó rơ-le nhiệt trong ấm sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm ngừng hoạt động.
      • Bạn nên đổ thêm nước vào ấm để ấm khởi động lại bình thường.
      • Chờ trong một khoảng thời gian ngắn để ấm nguội lại trước khi sử dụng
    • Tại sao máy nước nóng không nóng?

      • Rò rỉ nguồn điện do va đập, chuột cắn dây dẫn.
      • Lớp cách điện của thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nguồn nước.
      • Hỏng board mạch do sử dụng máy quá lâu hoặc lỗi của nhà sản xuất.
      • Do máy bị rỉ nước.
      • Lắp CB chống giật
      • Ngắt nguồn
      • Tìm ra nguyên nhân rò điện sửa chữa thiết bị
      • Nối đất cho máy nước nóng
    • Máy nước nóng lạnh không vô nguồn

      • Có thể máy đã bị hư board nguồn, cháy tụ.
      • Kiểm tra lại nguồn điện xung quanh phích cắm, công tắc…
      • Bạn nên gọi kỹ thuật chuyên về sửa máy nước nóng lạnh tới kiểm tra khắc phục kịp thời …

    • Bình nước nóng bị rỉ nước

      • Đây là bệnh của hầu hết các bình nước nóng được sử dụng hơn 2 năm và chưa được bảo dưỡng định kỳ.
      • Theo cấu tạo bên trong của bình nước nóng có thanh magie, tác dụng của thanh này là làm vật hi sinh để chống ăn mòn thành bình. Qua thời gian sử dụng thanh magie bị ăn mòn hết và ăn mòn sang thành bình, gây nên hiện tượng rỉ nước.
      • Khách hàng nên thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng bình nước nóng định kỳ, thay thanh magie.
      • Tháo toàn bộ lớp vỏ và phôi cách nhiệt bình nước nóng, kiểm tra xì và hàn thành bình. Kiểm tra tổng thể lại một lần nữa, thay thanh magie đổ phôi cách nhiệt và đóng lại như cũ.
    • Vòi sen không chảy đều

      • Có thể là do nguồn nước yếu và sử dụng chung nhiều phòng trong gia đình, nên lúc cao điểm mọi người cùng sử dụng thì nước sẽ yếu và ngược lại.
      • Vòi sen không chảy đều khi sử dụng bình nóng lạnh cũng có thể là do vòi bị kẹt vì cặn bẩn trong nước. Điểm dễ nhận ra nhất là lỗ vòi bám bẩn màu nghệ.
      • Lắp thêm bơm trợ lực nếu bình nóng lạnh chưa có.
      • Mở đầu vòi sen ra, lau sạch sẽ phía bên trong, lắp lại và sử dụng bình thường. Hoặc bạn có thể ngâm vòi sen trong giấm ăn suốt 1 đêm, các cặn bã sẽ biến mất.
    • Tủ lạnh đang sử dụng, đột nhiên mất nguồn, phải làm sao?

      • Kiểm tra ổ cắm, phích cắm tủ lạnh có bị lỏng, tiếp xúc không tốt hay không.
      • Kiểm tra dây điện nguồn có bị đứt hay không.
      • Mở cửa tủ xem đèn trong tủ có sáng hay không.
      • Kiểm tra máy nén có chạy, hai bên hông tủ có nóng hay không.
    • Đang sử dụng nếu bỗng dưng tủ lạnh không lạnh hoặc lạnh yếu thì làm sao để khắc phục tình trạng này?

      • Kiểm tra xem cửa tủ lạnh có bị hở hay không.
      • Khách hàng có để nhiều thực phẩm , hay thực phẩm quá nóng vào trong tủ hay không.
      • Cài đặt nhiệt độ có quá thấp không (vị trí số 1 hoặc min).
      • Quạt trong ngăn đông có quay hay không.
      • Dòng điện không ổn định,yếu quá không.
      • Kiểm tra xem có chỉnh sai chế độ hay không.
    • Bạn đang hoang mang không biết nên xử lý làm sao khi tủ lạnh vẫn hoạt động bình thường nhưng ồn và kêu to?

      • Có thể do co giãn vật liệu nhựa trong tủ.
      • Khay kệ để không đúng, không cân bằng.
      • Tiếng ồn do môi chất lạnh tuần hoàn.
      • Tiếng ồn do động cơ máy nén, động cơ quạt hoạt động.
      • Tiếng ồn do máy nén tăng tốc.
    • Đọng sương đổ mồ hôi bên ngoài tủ lạnh, cánh cửa. Phải khắc phục như thế nào?

      • Do thời tiết mưa nhiều, thời tiết nồm độ ẩm  cao.
      • Do đặt tủ lạnh trong nhà ở vị trí không thông thoáng.
      • Nhà đóng cửa cả ngày, làm cho không khí không thông thoáng dẫn đến bị đọng sương trong tủ.
    • Tủ lạnh bị rò điện (dòng rò FUCO) thì phải làm gì để khắc phục?

      • Sờ tay vào tủ kiểm tra xem có cảm giác tê tê không.
      • Dùng bút thử điện xem có sáng đèn không.
      • Đó là do dòng rò của bo điện tử rất là nhỏ, chúng ta nên áp dụng nối dây tiếp mas cho tủ lạnh.
      • Dòng rò rất nhỏ, không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người, khi vô tình chạm vào chỉ gây ra cảm giác giật nhẹ.
    • Điều chỉnh nhiệt độ như thế nào cho phù hợp?

      • Núm điều chỉnh nhiệt độ đang để ở vị trí số mấy 1 hay 7 (min hay max).
      • Màn hình cảm ứng đang ở chế độ nào (có chỉnh sai chế độ hay không).
      • Điều chỉnh chế độ smart để sử dụng cho chuẩn.
    • Tủ lạnh bỗng dung bị hở đệm cửa? Phải làm gì để xử lý.

      • Kiểm tra thực phẩm để trong tủ có bị cấn làm cửa tủ đóng không kín.
      • Kiểm tra đệm cửa có bị rách không, cánh cửa có bị cong vênh không.
    • Tủ lạnh lâu đông đá? Bạn có biết nguyên nhân và cách khắc phục chưa?

      • Kiểm tra xem mức độ làm đá có quá nhiều hay không.
      • Kiểm tra xem có làm đá bằng bọc nilon hay chai nhựa không.
      • Để thực phẩm quá nhiều làm che đường thông gió dẫn đến kém lạnh.
      • Nguồn điện có yếu,chập chờn  không.
      • Có để núm điều chỉnh nhiệt độ nhỏ quá hay không.
    • Nếu tủ lạnh bị đọng nước ngăn mát thì phải làm sao?

      • Kiểm tra xem đệm cửa có bị hở hay không.
      • Thực phẩm bỏ vào trong tủ có quá nóng hay không.
      • Điều chỉnh nhiệt độ số có nhỏ quá hay không.
      • Nhiệt độ trong tủ có đủ độ lạnh hay không.
      • Mở cửa tủ quá nhiều dẫn đến đọng nước.
    • Cách xử lý khi máy giặt lồng đứng đột nhiên không thể vắt.

      Bước 1. Kiểm tra nắp giặt đã được đóng kỹ càng chưa.

      Bước 2. Kiểm tra ống xả có treo lên cao không. Ống xả không dài quá 3 m, không đươc đặt cao trên 15cm, ống thoát nước không quá nhỏ.

      Bước 3. Kiểm tra đường thoát nước, ống xả có bị tắc nghẽn không.

      Bước 4. Kiểm tra chường trình vắt riêng xem máy có hoạt động vắt không .

    • Máy giặt lồng đứng không giặt, phải xử lý như thế nào?

      Bước 1. Kiểm tra máy giặt đã mở nguồn lên chưa.

      Bước 2. Kiểm tra xem mân giặt có hoạt động không, mâm giặt có quay trái quay phải không.

      Bước 3. Kiểm tra lưới lọc của van cấp có bị dơ, bẩn không.

      Bước 4. Kiểm tra có đang giặt chương trình giặt ngâm hay giặt thơm không.

    • Bạn hoang mang không biết nên xử lý làm sao khi máy giặt lồng đứng vẫn hoạt động bình thường nhưng ồn và kêu to?

      Bước 1. Kiểm tra máy giặt có để nơi cân bằng không, máy giặt có để lên chân đế không.

      Bước 2. Kiểm tra chân điều chỉnh của máy giặt đã cân bằng chưa.

      Bước 3. Kiểm tra có vật lạ nào rơi vào trong máy giặt không.

      Bước 4. Kiểm tra vải có bị lệch về một phía không.

    • Máy giặt lồng đứng đang hoạt động bình thường nhưng đột nhiên không kết thúc chương trình giặt được?

      Bước 1. Kiểm tra nguồn nước nhà khách hàng có yếu không.

      Bước 2. Kiểm tra khách hàng sử dụng nước bồn hay nước máy. Nếu sử dụng nước bồn  tính từ nắp máy giặt tới chân đế bồn cao 2.5 m trở lên mới đảm bảo áp lực nước cho máy giặt.

      Bước 3. Kiểm tra lưới lọc của van cấp có bị dơ, bẩn không.

      Bước 4. Kiểm tra ống xả có treo lên cao không. Ống xả không dài quá 3 m, không đươc đặt cao trên 15cm, ống thoát nước không quá nhỏ.

      Bước 5 . Kiểm tra đường thoát nước, ống xả có bị tắc nghẽn không.

       

    • Khi sử dụng nếu bỗng dưng máy giặt lồng đứng không cấp nước hoặc cấp nước yếu thì làm sao để khắc phục?

      Bước 1. Kiểm tra nguồn nước, van cấp nước  nhà khách hàng đã mở chưa.

      Bước 2. Kiểm tra lưới lọc của van cấp có bị dơ, bẩn không.

      Bước 3. Kiểm tra bồn nhà khách hàng còn nước hay không.

      Bước 4. Kiểm tra khách hàng sử dụng nước bồn hay nước máy. Nếu sử dụng nước bồn  tính từ nắp máy giặt tới chân đế bồn cao 2.5 m trở lên mới đảm bảo áp lực nước cho máy giặt.

    • Máy giặt không có nguồn, phải làm sao?

      Bước 1. Kiểm tra nguồn điện nhà khách hàng có ổn định không.

      Bước 2. Kiểm tra ổ cắm điện và phích cắm điện có lỏng không .

      Bước 3. Kiểm tra phích cắm điện có tiếp xúc tốt vời ổ cắm điện không .

      Bước 4. Kiểm tra và bấm nút nguồn xem máy giặt có nguồn không.

    • Máy giặt lồng đứng không xuống nước xả vải, làm thế nào để khắc phục?

      Bước 1. Kiểm tra khách hàng sử dụng nước bồn hay nước máy. Nếu sử dụng nước bồn  tính từ nắp máy giặt tới chân đế bồn cao 2.5 m trở lên mới đảm bảo áp lực nước cho máy giặt  xuống nước xả.

      Bước 2. Kiểm tra nếu sử dụng nước máy tránh giặt vào giờ cao điểm vì giờ cao điểm nước sẽ yếu. Giờ cao điểm từ 5h – 8h sáng, 17h – 21h chiều tối.

      Bước 3. Kiểm tra lưới lọc của van cấp có bị dơ, bẩn không. Vệ sinh lại van cấp nước.

       

    • Máy giặt lồng đứng không xả nước

      Bước 1. Kiểm tra ống xả có treo lên cao không. Ống xả không dài quá 3 m, không đươc đặt cao trên 15cm, ống thoát nước không quá nhỏ.

      Bước 2. Kiểm tra đường thoát nước, ống xả có bị tắc nghẽn không.

      Bước 3. Kiểm tra chường trình vắt riêng xem máy có hoạt vắt không và báo lỗi E2 không.

    • Máy giặt lồng đứng nhảy thời gian

      Bước 1. Kiểm tra chân đế máy giặt có cân bằng không. Nếu máy không cân bằng khi vắt sẽ tác động vào đòn bảy an toàn cấp nước và có hiện tượng nhảy thời gian.

      Bước 2. Kiểm tra khách hàng sử dụng nước bồn hay nước máy. Nếu sử dụng nước bồn  tính từ nắp máy giặt tới chân đế bồn cao 2.5m trở lên mới đảm bảo áp lực nước cho máy giặt  không có hiện tượng nhảy thời gian. Máy giặt sẽ cộng thêm thời gian từ đến 8 ~ 12 phút ở chu trình xả.

      Bước 3. Kiểm tra nếu sử dụng nước máy tránh giặt vào giờ cao điểm vì giờ cao điểm nước sẽ yếu. Giờ cao điểm từ 5-8h sáng, 17-21h chiều tối.

      Bước 4. Kiểm tra lưới lọc của van cấp có bị dơ, bẩn không. Vệ sinh lại van cấp nước.

    • Máy giặt lồng đứng vắt rung đập mạnh

      Bước 1. Kiểm tra máy giặt có để nơi cân băng không, máy giặt có để lên chân đế không.

      Bước 2. Kiểm tra chân điều chỉnh của máy giặt đã cân bằng chưa.

      Bước 3. Kiểm tra vải có bị lệch về một phía không. Mở nắp máy giặt cân chỉnh lại vải.

       

    • Máy giặt lồng ngang không giặt

      Bước 1. Kiểm tra máy giặt đã mở nguồn lên chưa.

      Bước 2. Kiểm tra xem lồng giặt  có hoạt động không ,lồng giặt  có quay trái quay phải không.

      Bước 3. Kiểm tra lưới lọc của van cấp có bị dơ, bẩn không.

      Bước 4. Kiểm tra ống xả có đặt thấp không. Nếu thấp có hiện tượng cấp nước vào xả ra không giặt, đảm bảo chiều cao 80 ~ 100 cm.

    • Máy giặt lồng ngang cấp nước yếu hay không cấp nước, phải làm sao?

      Bước 1. Kiểm tra nguồn nước, van cấp nước  nhà khách hàng đã mở chưa.

      Bước 2. Kiểm tra lưới lọc của van cấp có bị dơ, bẩn không vệ sinh van cấp nước.

      Bước 3. Kiểm tra bồn nhà khách hàng còn nước hay không.

      Bước 4. Kiểm tra khách hàng sử dụng nước bồn hay nước máy. Nếu sử dụng nước bồn  tính từ nắp máy giặt tới chân đế bồn cao 2.5 m trở lên mới đảm bảo áp lực nước cho máy giặt.

    • Máy giặt lồng ngang đứng máy, không kết thúc chương trình giặt

      Bước 1. Kiểm tra ống xả có đặt thấp không. Nếu thấp có hiện tượng cấp nước vào xả ra không giặt đứng máy, đảm bảo chiều cao ống xả  80 ~100 cm.

      Bước 2. Kiểm tra nguồn nước, van cấp nước  nhà khách hàng đã mở chưa.

      Bước 3. Kiểm tra lưới lọc của van cấp có bị dơ, bẩn không vệ sinh van cấp nước.

      Bước 4. Kiểm tra vệ sinh bơm xả xem có tắc nghẽn và có vật lạ rớt vào không. Vệ sinh lại bơm xả.

      Bước 5. Kiểm tra khách hàng sử dụng nước bồn hay nước máy. Nếu sử dụng nước bồn  tính từ nắp máy giặt tới chân đế bồn cao 2.5 m trở lên mới đảm bảo áp lực nước cho máy giặt.

    • Máy giặt lồng ngang không xả nước sử dụng van xả

      Bước 1. Kiểm tra ống xả có treo lên cao không. Ống xả không dài quá 3 m, không đươc đặt cao trên 15cm, ống thoát nước không quá nhỏ.

      Bước 2. Kiểm tra đường thoát nước, ống xả có bị tắc nghẽn không.

      Bước 3. Kiểm tra đường thoát nước, ống xả có bị gập gãy biến dạng không.

    • Máy giặt lồng ngang không xả nước sử dụng bơm xả

      Bước 1. Kiểm tra ống xả có treo quá cao không, cao quá sẽ có hiện tượng bơm sẽ không xả nước ra ngoài được.

      Bước 2. Kiểm tra chiều cao ống xả  80 ~100 cm và treo vào  móc của máy giặt.

      Bước 3. Kiểm tra đường thoát nước ,ống xả có bị tắc nghẽn không. Không để đầu ống xả chìm trong nước (nếu không gây ra hiện tượng self-siphoning).

      Bước 4. Kiểm tra vệ sinh bơm xả xem có tắc nghẽn và có vật lạ rớt vào không. Vệ sinh lại bơm xả.

    • Máy giặt lồng ngang ồn kêu, vắt rung đập mạnh

      Bước 1. Kiểm tra máy giặt đã tháo 4 thanh cố định ở phía sau máy giặt  chưa. Riêng Model AQD-D1000C/DD1200C có 6 thanh cố định.

      Bước 2. Kiểm tra máy giặt có để nơi cân băng không, máy giặt có để lên chân đế không.

      Bước 3. Kiểm tra chân điều chỉnh của máy giặt đã cân băng chưa.

      Bước 4. Kiểm tra có vật lạ nào rơi vào trong máy không, quần áo có rơi giữa ron cửa và lồng giặt của máy giặt.

      Bước 5. Kiểm tra vải có cân băng không cân chỉnh vải và cho máy vắt lại xem có vắt rung và ồn không.